Phật giáo
Theo kinh Pháp hoa (Phẩm thứ 19 – Pháp sư công đức), thiện-nam-tử hay thiện-nữ-nhân nào thọ trì Kinh Pháp Hoa, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ được tám trăm công đức nơi mũi, có thể dùng tỷ căn thanh tịnh đó ngửi khắp cõi tam thiên đại thiên, thưởng được các mùi hương trên Cõi Trời, đặc biệt là mùi Trầm hương.
Từ xa xưa, Trầm hương (dạng miếng hay bột) đã được dùng để xông đốt khi thiền định, tụng kinh và những trong những nghi lễ linh thiêng khác. Phật tử ở khắp nơi trên thế giới còn sử dụng các chuỗi Trầm 108 hạt khi tụng kinh niệm Phật. Được sưởi ấm bởi nhiệt độ cơ thể, chuỗi hạt Trầm tỏa ra mùi hương thanh tao giúp con người tịnh tâm, thư thái.
Thiên Chúa giáo
Sau khi chịu khổ hình đóng đinh trên cây thánh giá, thi thể của Chúa Giêsu được ướp bằng hỗn hợp nhựa cây Mật nhi lạp và Trầm hương. Tổng cộng có năm lần Trầm hương được ngợi ca trong Kinh thánh như là một trong những loại hương liệu thơm nhất, cao quý nhất; Trầm hương xuất hiện ở cả Kinh Cựu Ước lẫn Kinh Tân Ước, cụ thể: quyển Dân số ký 24:6; quyển Thánh thi 45:8; quyển Châm ngôn 7:17; quyển Nhã ca 4:14; quyển Giăng 19:39.
Hồi giáo
Trầm hương được nhắc đến nhiều lần trong Hadith (tập hợp những lời giáo huấn của nhà tiên tri Muhammad). Theo đó, Trầm hương không chỉ là loại hương liệu ưa thích của nhà tiên tri Muhammad, được nhà tiên tri sử dụng hằng ngày cũng như trong những nghi lễ của đạo Hồi, mà còn là một phương thuốc quý có khả năng chữa trị được nhiều bệnh tật.
Trầm hương là một phần không thể thiếu trong nghi lễ tẩy rửa Kaaba (khối kiến trúc hình lập phương bằng đá granite đen ở trung tâm của Al-Masjid al-Haram - thánh đường linh thiêng nhất của Hồi giáo tại thánh địa Mecca, Ả rập Xê út). Kaaba mở cửa hai lần một năm để thực hiện nghi lễ tẩy rửa, lần thứ nhất diễn ra trước tháng Ramadan khoảng 15 ngày, lần thứ hai diễn ra sau tháng hành hương (Dhū al-Ḥijjah) khoảng 15 ngày. Chỉ một số ít học giả, quan chức chính phủ, nhà ngoại giao… được mời tới tham dự nghi lễ. Phần quan trọng nhất của nghi lễ là việc các vị khách mời sử dụng khăn trắng có tẩm nước hoa và tinh dầu hoa hồng, trầm hương, xạ hương để lau các bức tường bên trong của Kaaba.
Theo kinh Pháp hoa (Phẩm thứ 19 – Pháp sư công đức), thiện-nam-tử hay thiện-nữ-nhân nào thọ trì Kinh Pháp Hoa, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ được tám trăm công đức nơi mũi, có thể dùng tỷ căn thanh tịnh đó ngửi khắp cõi tam thiên đại thiên, thưởng được các mùi hương trên Cõi Trời, đặc biệt là mùi Trầm hương.
Từ xa xưa, Trầm hương (dạng miếng hay bột) đã được dùng để xông đốt khi thiền định, tụng kinh và những trong những nghi lễ linh thiêng khác. Phật tử ở khắp nơi trên thế giới còn sử dụng các chuỗi Trầm 108 hạt khi tụng kinh niệm Phật. Được sưởi ấm bởi nhiệt độ cơ thể, chuỗi hạt Trầm tỏa ra mùi hương thanh tao giúp con người tịnh tâm, thư thái.
Thiên Chúa giáo
Sau khi chịu khổ hình đóng đinh trên cây thánh giá, thi thể của Chúa Giêsu được ướp bằng hỗn hợp nhựa cây Mật nhi lạp và Trầm hương. Tổng cộng có năm lần Trầm hương được ngợi ca trong Kinh thánh như là một trong những loại hương liệu thơm nhất, cao quý nhất; Trầm hương xuất hiện ở cả Kinh Cựu Ước lẫn Kinh Tân Ước, cụ thể: quyển Dân số ký 24:6; quyển Thánh thi 45:8; quyển Châm ngôn 7:17; quyển Nhã ca 4:14; quyển Giăng 19:39.
Hồi giáo
Trầm hương được nhắc đến nhiều lần trong Hadith (tập hợp những lời giáo huấn của nhà tiên tri Muhammad). Theo đó, Trầm hương không chỉ là loại hương liệu ưa thích của nhà tiên tri Muhammad, được nhà tiên tri sử dụng hằng ngày cũng như trong những nghi lễ của đạo Hồi, mà còn là một phương thuốc quý có khả năng chữa trị được nhiều bệnh tật.
Trầm hương là một phần không thể thiếu trong nghi lễ tẩy rửa Kaaba (khối kiến trúc hình lập phương bằng đá granite đen ở trung tâm của Al-Masjid al-Haram - thánh đường linh thiêng nhất của Hồi giáo tại thánh địa Mecca, Ả rập Xê út). Kaaba mở cửa hai lần một năm để thực hiện nghi lễ tẩy rửa, lần thứ nhất diễn ra trước tháng Ramadan khoảng 15 ngày, lần thứ hai diễn ra sau tháng hành hương (Dhū al-Ḥijjah) khoảng 15 ngày. Chỉ một số ít học giả, quan chức chính phủ, nhà ngoại giao… được mời tới tham dự nghi lễ. Phần quan trọng nhất của nghi lễ là việc các vị khách mời sử dụng khăn trắng có tẩm nước hoa và tinh dầu hoa hồng, trầm hương, xạ hương để lau các bức tường bên trong của Kaaba.